https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/issue/feed Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-04-03T15:20:54+07:00 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế tapchiquanlykinhte@hce.edu.vn Open Journal Systems <div>Tạp chí Khoa học Quản lý &amp; Kinh tế là tạp chí học thuật về khoa học quản lý kinh tế của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động theo Giấy phép số 568/GP-BTTTT ngày 26/10/2015 và được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) số 2354 – 1350 theo Văn bản số 34/TTKHCN-ISSN ngày 11/11/2015.</div> <div> </div> <p>Theo Quyết định số 18/QĐ-HĐGSNN ngày 30/06/2020 của Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt Tạp chí Khoa học Quản lý &amp; Kinh tế của Trường ĐH Kinh tế được tính điểm công trình, với mức điểm 0 – 0,5 điểm.</p> https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/290 XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỀU PHỐI DỰA VÀO MỨC ĐỘ ƯU TIÊN CỦA NGƯỜI MUA THÔNG QUA TRUNG GIAN ĐIỆN TỬ 2024-04-03T15:20:54+07:00 Lê Diên Tuấn ledientuan@due.edu.vn Phan Đặng My Phương ledientuan@due.edu.vn <p>Kỷ nguyên công nghệ số đã và đang có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với lĩnh vực thương mại điện tử. Để tối đa hóa hiệu quả của thương mại điện tử, bài viết đề xuất mô hình điều phối thông qua trung gian điện tử giúp tạo ra một môi trường giao dịch đáng tin cậy và thuận lợi cho cả người mua và người bán dựa vào giao dịch đa thuộc tính và mức độ ưu tiên của người mua. Phần đầu trình bày một số khái niệm và đề xuất phương pháp tính toán mức độ thỏa mãn của người mua dựa vào giao dịch đa thuộc tính, đồng thời tính toán mức độ thỏa mãn của người mua theo mức độ ưu tiên. Sau đó, xây dựng hàm mục tiêu và tập ràng buộc nhằm tối đa hóa lợi ích chung cho người mua. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh rằng mô hình tối ưu hóa lợi ích chung của người mua dựa trên đề xuất từ người bán thông qua kết quả điều phối là hiệu quả và cần thiết trong việc phát triển thương mại điện tử.</p> <p><strong>Từ khoá</strong>: Đa thuộc tính; Điều phối điện tử; Mức độ thỏa mãn; Mức độ ưu tiên</p> 2024-04-03T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/278 TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG CÓ SỨC ẢNH HƯỞNG (KOC) ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA KHÁCH HÀNG THẾ HỆ Z TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 2023-12-09T23:23:24+07:00 Hoàng Việt Hạnh Nguyên hanhnguyen@hce.edu.vn Tống Viết Bảo Hoàng tongbaohoang@hce.edu.vn Lê Thị Phương Thảo ltpthao@hce.edu.vn Lê Thị Phương Thanh ltpthanh@hce.edu.vn <p>Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nhóm tham khảo và người tiêu dùng có sức ảnh hưởng (Key Opinion Consumer - KOC), nghiên cứu đã khảo sát 200 người tiêu dùng thuộc thế hệ Z tại thành phố Huế nhằm xác định và đo lường tác động của KOC đến thái độ của người tiêu dùng đối với họ thông qua các đặc điểm: tính tin cậy đối với KOC, tính hấp dẫn của KOC, tính chuyên gia của KOC, sự tương đồng của KOC với người dùng và tính phù hợp của KOC đối với thương hiệu/ sản phẩm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, các đặc trưng trên của KOC có sự tác động tích cực đến thái độ đối với KOC của người tiêu dùng thế hệ Z tại thành phố Huế. Trong đó, yếu tố về tính hấp dẫn của KOC có sự tác động lớn nhất. Qua đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý giải pháp marketing nhằm tác động tích cực đến thái độ của người tiêu dùng là giới trẻ tại thành phố Huế thông qua việc sử dụng KOC trong chiến lược marketing của doanh nghiệp.</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Người tiêu dùng có sức ảnh hưởng; KOC; Thái độ; Gen Z.</p> 2024-04-19T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/258 CÁC RÀO CẢN THĂNG TIẾN NGHỀ NGHIỆP CỦA NỮ GIỚI TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH KHÁCH SẠN Ở TỈNH KHÁNH HÒA 2023-12-25T08:38:53+07:00 Nguyễn Thị Thúy Uyên thuyuyennt25@gmail.com Tôn Thị Nga ngabidv1977@gmail.com <p>Phụ nữ chiếm một tỉ lệ cao trong lực lượng lao động du lịch nói chung và lĩnh vực kinh doanh khách sạn nói riêng. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ ở các vị trí quản lý trung và cao cấp còn khá hạn chế. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các rào cản đối với thăng tiến nghề nghiệp nữ giới trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá, nhân tố khẳng định và mô hình phương trình cấu trúc được sử dụng dựa trên số liệu khảo sát với 255 cán bộ và nhân viên trong các khách sạn 4 và 5 sao ở tỉnh Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu đã xác nhận 5 nhân tố rào cản tác động có ý nghĩa thống kê đến thăng tiến nghề nghiệp nữ trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, gồm đặc điểm tâm lý nữ, đặc điểm thể chất, đặc thù công việc ngành khách sạn, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa gia đình. Trên cơ sở đó, một số hàm ý chính sách được đề xuất nhằm góp phần cải thiện cơ hội thăng tiến nghề nghiệp nữ trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Rào cản; Thăng tiến nghề nghiệp; Nữ giới; Khách sạn.</p> 2024-03-29T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/292 ẢNH HƯỞNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN TỚI Ý ĐỊNH QUAY LẠI DU LỊCH CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG 2024-03-11T14:07:10+07:00 Lê Thị Mỹ Hạnh hanhvn1@gmail.com Trần Hữu Tuấn thtuan@hueuni.edu.vn <p>Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các thành tố thuộc hình ảnh điểm đến tới ý định quay lại du lịch tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang của khách du lịch nội địa; từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy ý định quay lại của khách nội địa trong thời gian đến. Nghiên cứu được thực hiện bằng cách kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tiến hành khảo sát đối với 448 du khách nội địa đã có trải nghiệm du lịch tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả phân tích cho thấy: “hình ảnh nhận thức” có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới ý định quay lại du lịch tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang của du khách nội địa; “hình ảnh tình cảm” và “hình ảnh hữu hình” có ảnh hưởng gián tiếp tới ý định quay lại du lịch tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang của du khách nội địa thông qua sự hài lòng của du khách đối với điểm đến du lịch. Trên cơ sở đó một số hàm ý chính sách được đề xuất, gồm: nâng cao “hình ảnh nhận thức”, “hình ảnh tình cảm” và “hình ảnh hữu hình” của điểm đến du lịch tại huyện Tri Tôn trong tâm trí du khách nội địa<em>.</em></p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Hình ảnh điểm đến; Hình ảnh nhận thức; Hình ảnh tình cảm; Hình ảnh hữu hình; Khách du lịch nội địa; Sự hài lòng; Ý định quay lại du lịch<em>.</em></p> 2024-04-03T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/287 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CANH TÁC LÚA HỮU CƠ CỦA CÁC NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2024-04-01T22:14:35+07:00 Nguyễn Công Định ncdinh@hce.edu.vn Võ Hoàng Hà vhha@hce.edu.vn Nguyễn Trung Kiên ntkien@hce.edu.vn Nguyễn Quang Tân nguyenquangtan@hueuni.edu.vn Nguyễn Đức Kiên ndkien@hce.edu.vn <p>Xã hội hiện đại đang phải đối diện với những thách thức đáng kể liên quan đến môi trường và sức khỏe con người do việc lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển đổi sang canh tác hữu cơ được xem là một giải pháp tiềm năng được nhiều quốc gia hướng đến. Hiểu biết sâu sắc về những động lực và rào cản trong quá trình ra quyết định của nông dân là quan trọng để nhân rộng mô hình này. Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định canh tác lúa hữu cơ của các nông hộ trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu phân tích được thu thập từ 147 hộ sản xuất lúa trên địa bàn xã Phú Lương và Phú Mỹ. Kết quả của mô hình hồi quy Logistics cho thấy ảnh hưởng tích cực của giới tính, nhận thức về giá bán và khả năng tiêu thụ của sản phẩm hữu cơ và lợi ích sức khỏe đối với quyết định canh tác hữu cơ, đồng thời nhấn mạnh ảnh hưởng trái chiều của việc quá chú trọng vào các hoạt động sinh kế phi nông nghiệp. Bên cạnh đẩy mạnh truyền thông về các khía cạnh tích cực của canh tác hữu cơ, việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu và đa dạng hệ thống kênh phân phối được khuyến nghị để phát triển bền vững sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn.</p> <p><strong>Từ khóa: </strong>Sản xuất lúa; Quyết định canh tác; Lúa hữu cơ; Huyện Phú Vang; Tỉnh Thừa Thiên Huế.</p> 2024-03-28T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/274 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN ĐẠI DỊCH COVID-19 2024-01-02T10:47:42+07:00 Châu Lê Xuân Thi clxthi@hce.edu.vn Trần Hồng Hiếu tranhonghieu@hce.edu.vn Tôn Nữ Hải Âu tnhau@hce.edu.vn <p>Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên trong giai đoạn Covid-19 bằng mô hình hồi quy thứ bậc với bộ dữ liệu khảo sát từ 1.118 sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trong năm học 2021-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy ba trong bốn nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên trong giai đoạn Covid-19 gồm: đặc điểm người học; năng lực và ý thức của sinh viên; và năng lực giảng dạy của giảng viên. Ngược lại với dự đoán, yếu tố môi trường học tập trực tuyến lại không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập trực tuyến của sinh viên. Những kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp cho ban quản lý trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, đội ngũ giảng viên và sinh viên có thêm những thông tin hữu ích để có thể nâng cao kết quả học tập trực tuyến cho sinh viên.</p> <p><strong>Từ khóa</strong><em>: </em>Yếu tố ảnh hưởng; Kết quả học tập; Trực tuyến; Covid-19</p> 2024-04-03T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/257 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN TRÊN NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XÃ HỘI 2023-12-12T16:04:22+07:00 Trần Đức Trí tri.tran@hce.edu.vn Nguyễn Hồng Thảo My nhtmy@hueuni.edu.vn Nguyễn Ánh Dương anhduong@hce.edu.vn Trần Thị Nhật Anh nhatanhtran@hce.edu.vn <p>Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng với nhiều hình thức, trong đó các nền tảng thương mại điện tử xã hội đang ngày càng phổ biến. Nghiên cứu này tập trung phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố marketing truyền thông xã hội (bao gồm giải trí, tương tác, hợp xu hướng và tuỳ tỉnh) đến sự gắn bó và ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên nền tảng áp dụng lý thuyết Kích thích - Cơ chế - Phản ứng (Stimulus-Organism-Response – S-O-R). Dựa trên kết quả khảo sát 563 người tiêu dùng sinh viên và phương pháp mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (Partial least square structural equation modeling – PLS-SEM), nghiên cứu cho thấy tương tác và tùy chỉnh có tác động tích cực đến sự gắn bó của người tiêu dùng và ý định mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, giải trí chỉ tác động tích cực đến sự gắn bó của người tiêu dùng, và xu hướng không ảnh hưởng đến sự gắn kết hoặc ý định mua sắm. Nghiên cứu cung cấp thông tin quý giá cho doanh nghiệp muốn tối ưu chiến lược kinh doanh thương mại điện tử xã hội và các nhà nghiên cứu về động cơ của hành vi người tiêu dùng trực tuyến.</p> <p><strong>Từ khóa: </strong>Thương mại điện tử xã hội; Ý định mua sắm trực tuyến; Marketing truyền thông xã hội; Lý thuyết kích thích – cơ chế - phản ứng.</p> 2024-03-12T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế