Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme <div>Tạp chí Khoa học Quản lý &amp; Kinh tế là tạp chí học thuật về khoa học quản lý kinh tế của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động theo Giấy phép số 568/GP-BTTTT ngày 26/10/2015 và được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) số 2354 – 1350 theo Văn bản số 34/TTKHCN-ISSN ngày 11/11/2015.</div> <div> </div> <p>Theo Quyết định số 18/QĐ-HĐGSNN ngày 30/06/2020 của Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt Tạp chí Khoa học Quản lý &amp; Kinh tế của Trường ĐH Kinh tế được tính điểm công trình, với mức điểm 0 – 0,5 điểm.</p> vi-VN Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2354-1350 ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHUYỂN XÃ HỘI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC TỈNH, THÀNH CỦA VIỆT NAM https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/356 <p>Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chuyển xã hội đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành của Việt Nam thông qua Bộ dữ liệu Điều tra Mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) và Niên giám thống kê trong ba năm 2010, 2014 và 2018. Bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chuyển xã hội đi lên có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong khi dịch chuyển xã hội đi xuống lại cản trở tăng trưởng kinh tế. Đây là cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước nhằm thúc đẩy dịch chuyển xã hội tại Việt Nam, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế.</p> <p><strong>Từ khóa: </strong>Dịch chuyển nghề nghiệp; Dịch chuyển thu nhập; Dịch chuyển xã hội; Tăng trưởng kinh tế.</p> Đinh Viết Giang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-09-30 2024-09-30 31 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/370 <p>Nghiên cứu này đánh giá vai trò của thương mại điện tử (TMĐT) đối với tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh ở Việt Nam. Bằng phương pháp ước lượng hồi quy với dữ liệu bảng, nghiên cứu phân tích tác động của chỉ số thương mại điện tử (EBI), cùng với các biến số kiểm soát như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và quy mô dân số, đến GDP bình quân đầu người của các địa phương. Kết quả cho thấy mặc dù TMĐT được kỳ vọng là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, EBI lại có tác động ngược chiều với GDP bình quân đầu người trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này phản ánh những thách thức trong việc triển khai TMĐT tại địa phương, bao gồm hạ tầng chưa đồng bộ và mức độ ứng dụng công nghệ chưa đồng đều. Dựa trên các phát hiện, nghiên cứu đề xuất các chính sách đầu tư vào hạ tầng TMĐT và đào tạo kỹ năng số nhằm tối ưu hóa tiềm năng của TMĐT trong phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam.</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Thương mại điện tử; Chỉ số thương mại điện tử (EBI); Tăng trưởng kinh tế; Thu nhập bình quân đầu người; Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)</p> Phan Thanh Hoàn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-09-30 2024-09-30 31 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ASEAN https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/330 <p>Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của đổi mới công nghệ đến tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN trong giai đoạn 2000 -2022 với nguồn dữ liệu thu thập từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới. Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS) với dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy xuất khẩu công nghệ cao và số bài báo khoa học và kỹ thuật công bố có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia ASEAN trong giai đoạn nghiên cứu. Từ kết nghiên cứu, bài viết đưa ra hàm ý rằng để đổi mới công nghệ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, các quốc gia ASEAN cần tập trung nhiều hơn vào phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và thực hiện các thể chế có chất lượng và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> ASEAN; Đổi mới công nghệ; Tăng trưởng kinh tế.</p> Đoàn Ngọc Phúc Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-11-08 2024-11-08 31 ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH ĐẠO SỐ ĐẾN SỰ SẴN SÀNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ: VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA VĂN HOÁ SỐ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/348 <p>Trên cơ sở lý thuyết bản sắc xã hội và lý thuyết cấp trên, nghiên cứu này thực hiện xem xét ảnh hưởng của lãnh đạo số đến sự sẵn sàng chuyển đổi số (CĐS) của giảng viên Đại học Huế. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 204 giảng viên đang làm việc tại 6 trường đại học thành viên của Đại học Huế. Thống kê mô tả, phân tích nhân tố khẳng định và mô hình hồi quy tuyến tính là những kỹ thuật phân tích định lượng được áp dụng. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, lãnh đạo số của nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sẵn sàng CĐS của giảng viên, đồng thời ảnh hưởng gián tiếp thông qua biến trung gian là văn hoá số. Điều này có nghĩa văn hoá số đóng vai trò trung gian một phần trong mối quan hệ giữa hành vi lãnh đạo số và sự sẵn sàng CĐS của giảng viên. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy sự sẵn sàng CĐS của giảng viên Đại học Huế trong thời gian tới.</p> <p><strong>Từ khoá: </strong>Đại học Huế; Lãnh đạo số; Văn hoá số; Sự sẵn sàng chuyển đổi số</p> Nguyễn Ánh Dương Tống Thị Thanh Thảo Nguyễn Thế Hùng Nguyễn Đình Phương Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-09-30 2024-09-30 31 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN TẠI VIỆT NAM https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/334 <p>Tận dụng sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành vận tải biển đã phát triển và triển khai chuyển đổi số vào quá trình cung cấp dịch vụ vận tải biển, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ. Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra sự ảnh hưởng của hoạt động chuyển đổi số đối với hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường đối với các doanh nghiệp vận tải biển. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu gồm 436 nhà quản lý công ty vận tải biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy đổi mới kỹ thuật số đóng vai trò trung gian trong mối liên hệ giữa chuyển đổi số, hiệu quả kinh tế và môi trường của các doanh nghiệp vận tải biển. Nghiên cứu đóng góp sự hiểu biết quan trọng về vai trò của hoạt động chuyển đổi số về mặt kinh tế và môi trường đối với các nhà quản lý và doanh nghiệp vận tải biển.</p> <p><strong>Từ khóa</strong>: Chuyển đổi số; Đổi mới kỹ thuật số; Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả môi trường; Tính bền vững</p> Nguyễn Trung Hiếu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-09-30 2024-09-30 31 SỬ DỤNG TIẾP CẬN HỒI QUY PHÂN VỊ ĐỂ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH TỚI TĂNG TRƯỞNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/354 <p>Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mũi nhọn mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện hạ tầng. Nghiên cứu nhằm xác định tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cung cấp cơ sở xây dựng các chính sách phát triển du lịch bền vững. Sử dụng phương pháp QR, OLS và ARDL trên dữ liệu thống kê và báo cáo của các tỉnh, nghiên cứu cho thấy du lịch có tác động tích cực rõ rệt đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở những các nền kinh tế phát triển cao. Vốn sản xuất đóng vai trò quan trọng, góp phần ổn định vào tăng trưởng, trong khi lao động và năng lực chuyển đổi số có ảnh hưởng đáng kể ở các nền kinh tế trung bình. Đô thị hóa cũng quan trọng hơn ở các phân vị cao. Nghiên cứu xác nhận mối quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa các yếu tố này và tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.</p> <p><strong>Từ khóa</strong>: Tăng trưởng kinh tế; Du lịch; QR; OLS; ARDL</p> Nguyễn Duy Quang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-09-30 2024-09-30 31 SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, CẦN THƠ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/333 <p>Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Điền, Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm phương pháp khảo sát thực địa và tiến hành phỏng vấn 165 người dân địa phương tham gia phát triển du lịch nông nghiệp. Phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính bội được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả chỉ ra có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân địa phương, bao gồm nhận thức của người dân về du lịch, nguồn lực của hộ gia đình, lợi ích mang lại từ du lịch, vốn xã hội, cơ sở hạ tầng và chính sách của địa phương. Dựa trên những phát hiện này, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch nông nghiệp tại huyện Phong Điền, từ đó giúp nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Sự tham gia của người dân; Du lịch nông nghiệp; Phong Điền; Cần Thơ</p> Nguyễn Thị Huỳnh Phượng Hoàng Thị Diệu Thúy Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-09-30 2024-09-30 31 ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/323 <p>Mục tiêu của nghiên cứu là ước lượng ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến năng suất lúa của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 574 nông hộ trồng lúa ở sáu tỉnh/thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long bài viết sử dụng phương pháp PSM để ước lượng. Kết quả bước một của phương pháp PSM cho thấy có bảy yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng thương mại (TDTM) của nông hộ. Trong đó có hai yếu tố có hệ số âm là thu nhập và kinh nghiệm của nông hộ, năm yếu tố có hệ số dương là diện tích đất, thời gian quen, khoảng cách địa lý, địa vị xã hội và số đại lý. Kết quả bước hai của phương pháp PSM thông qua bốn phương pháp so sánh: cận gần nhất, bán kính, phân tầng và so sánh hạt nhân. Kết quả cho thấy, nông hộ tiếp cận được tín dụng thương mại có năng suất lúa cao hơn nông hộ không tiếp cận được tín dụng thương mại trong khoảng 0,087 đến 0,104 tấn/1.000m<sup>2</sup>.</p> <p><strong>Từ khóa: </strong>Đại lý vật tư nông nghiệp; Đồng bằng sông Cửu Long; Nông hộ; Tín dụng thương mại.</p> Cao Văn Hơn Nguyễn Lan Duyên Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-11-08 2024-11-08 31 SỰ KHÁC BIỆT TRÁNH THUẾ CỦA CÁC CÔNG TY THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/350 <p>Nghiên cứu này đo lường và so sánh hoạt động tránh thuế của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) từ 2017 – 2022 trên cơ sở vận dụng phương pháp thống kê và kiểm định giá trị trung bình thuế suất thực tế (ETR) so với thuế suất luật định (STR), cùng với phân tích so sánh thuế suất thực tế giữa các lĩnh vực hoạt động. Dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính các công ty qua cơ sở dữ liệu FiinPro. Kết quả cho thấy có sự khác biệt tránh thuế giữa các lĩnh vực, ngành Hàng tiêu dùng và Tiện ích cộng đồng có dấu hiệu tránh thuế, còn các lĩnh vực khác không tránh thuế.</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Lĩnh vực hoạt động; Thuế suất luật định; Thuế suất thực tế; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Tránh thuế.</p> Phạm Thị Hồng Quyên Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-09-30 2024-09-30 31 ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ TIN TƯỞNG VÀO NGUỒN GỐC THỰC PHẨM ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: TRƯỜNG HỢP SẢN PHẨM SEN HUẾ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/367 <p>Nghiên cứu này nhằm làm rõ ảnh hưởng của mức độ tin tưởng vào nguồn gốc thực phẩm đối với ý định tiếp tục mua sản phẩm “Sen Huế” của người tiêu dùng. Dựa trên khảo sát với 330 người tiêu dùng tại thành phố Huế, nghiên cứu đã áp dụng mô hình Heckit hai bước để kiểm soát sai lệch do chọn mẫu. Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của niềm tin nguồn gốc sản phẩm trong việc định hình ý định tiếp tục mua sản phẩm “Sen Huế”. Người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy và niềm tin này có tác động tích cực đến quyết định tiếp tục mua hàng. Các yếu tố khác như mức độ hài lòng, đặc điểm nhân khẩu học và vị trí địa lý cũng đóng vai trò quan trọng.</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Mức độ tin tưởng; Nguồn gốc thực phẩm; Hạt sen; Ý định tiếp tục mua hàng</p> Đinh Thị Kim Oanh Nguyễn Đức Kiên Phạm Xuân Hùng Trương Tấn Quân Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế 2024-09-30 2024-09-30 31