Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme <div>Tạp chí Khoa học Quản lý &amp; Kinh tế là tạp chí học thuật về khoa học quản lý kinh tế của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động theo Giấy phép số 568/GP-BTTTT ngày 26/10/2015 và được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN) số 2354 – 1350 theo Văn bản số 34/TTKHCN-ISSN ngày 11/11/2015.</div> <div> </div> <p>Theo Quyết định số 18/QĐ-HĐGSNN ngày 30/06/2020 của Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt Tạp chí Khoa học Quản lý &amp; Kinh tế của Trường ĐH Kinh tế được tính điểm công trình, với mức điểm 0 – 0,5 điểm.</p> vi-VN tapchiquanlykinhte@hce.edu.vn (The Journal of Economics & Management Science, University of Economics, Hue University) tapchiquanlykinhte@hce.edu.vn (Ms. Tran Thi Thu Hien or Ms. Nguyen Thi Hoang Oanh) Fri, 27 Jun 2025 09:14:45 +0700 OJS 3.3.0.3 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH GIA HẠN THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM THAM GIA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI NHẬT BẢN https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/398 <p>Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên đánh giá thực trạng cuộc sống, công việc của người lao động Việt Nam tại Nhật Bản, và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định gia hạn thời gian làm việc của họ sau khi chính phủ Nhật Bản cải cách chính sách lưu trú đối với người nước ngoài vào đầu năm 2024. Thông qua khảo sát 124 người lao động Việt Nam tại thành phố Okayama, Nhật Bản, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: tuổi, trình độ Tiếng Nhật, thu nhập, loại hộ gia đình, mức độ hài lòng với công việc và cuộc sống, và sự hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản có ảnh hưởng đến ý định gia hạn thời gian làm việc của người lao động. Đặc biệt, thu nhập và sự hài lòng với công việc và cuộc sống là hai yếu tố có tác động mạnh nhất, ảnh hưởng quyết định lên ý định gia hạn thời gian làm việc. Các nhà quản lý, các bên liên quan của chương trình xuất khẩu lao động vào thị trường Nhật Bản cần tập trung tác động vào các yếu tố này, đặc biệt các yếu tố quyết định để thu hút người lao động Việt Nam gia hạn hợp đồng làm việc tại Nhật Bản.</p> <p><strong>Từ khoá:</strong> Chính sách; Nhật Bản; Xuất khẩu lao động; Việt Nam.</p> Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Quang Tân, Nguyễn Ánh Dương Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/398 Fri, 27 Jun 2025 00:00:00 +0700 TÁC ĐỘNG CỦA HỖ TRỢ XÃ HỘI TRỰC TUYẾN ĐẾN GIÁ TRỊ CẢM NHẬN VÀ SỰ ỦNG HỘ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/455 <p>Bài báo xem xét tác động của hỗ trợ xã hội trực tuyến đến giá trị cảm nhận và sự ủng hộ phát triển du lịch của người dân tại thành phố Cần Thơ. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối với khảo sát trực tuyến; phương pháp chọn mẫu phán đoán kết hợp phương pháp quả cầu tuyết cho khảo sát trực tiếp. Dữ liệu được phân tích bằng mô hình PLS-SEM. Kết quả nghiên cứu thu được đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của hỗ trợ xã hội trực tuyến đến giá trị cảm nhận của người dân và thái độ ủng hộ phát triển du lịch của người dân trên ba khía cạnh: nhận thức, tình cảm, và xu hướng hành động. Cụ thể, hỗ trợ thông tin thúc đẩy khía cạnh hành động ủng hộ, trong khi hỗ trợ ngang hàng tác động đến khía cạnh nhận thức. Kết quả phân tích cũng cho thấy giá trị cảm nhận tác động mạnh đến cả ba khía cạnh của thái độ ủng hộ phát triển du lịch của người dân. Nghiên cứu không chỉ làm rõ ảnh hưởng của hỗ trợ xã hội trực tuyến đối với giá trị cảm nhận và các khía cạnh thái độ ủng hộ phát triển du lịch của người dân, mà còn cung cấp những hàm ý thực tiễn trong việc tận dụng hiệu quả hỗ trợ xã hội trực tuyến để nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự ủng hộ của người dân địa phương đối với phát triển du lịch.</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Hỗ trợ xã hội trực tuyến; Giá trị cảm nhận; Sự ủng hộ phát triển du lịch của người dân; Cần Thơ.</p> Đào Thị Tuyết Linh, Trần Hữu Tuấn Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/455 Tue, 06 May 2025 00:00:00 +0700 TÍN DỤNG VI MÔ VÀ CẤU TRÚC CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH: NGHIÊN CỨU TẠI KHU VỰC NÔNG THÔN BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/423 <p>Nghiên cứu xem xét tác động của việc tiếp cận tín dụng vi mô đối với cấu trúc chi tiêu, cụ thể là tỷ lệ chi tiêu phi lương thực so với tổng chi tiêu, của hộ gia đình nông thôn khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) trên dữ liệu từ Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam năm 2020. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp cận tín dụng vi mô có tác động tích cực đến mức sống của hộ gia đình, thể hiện qua mức tăng từ 2,75% đến 3,25% trong tỷ lệ chi tiêu phi lương thực của các hộ có khoản vay vi mô. Những phát hiện này nhấn mạnh vai trò quan trọng của tín dụng vi mô ở các kênh chính thức trong việc nâng cao mức sống của người dân nông thôn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam.</p> <p><strong>Từ khóa: </strong>Tín dụng vi mô; Chi tiêu phi thực phẩm; So khớp điểm xu hướng.</p> Nguyễn Thị Khánh Trang, Lê Viết Giáp Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/423 Fri, 27 Jun 2025 00:00:00 +0700 ẢNH HƯỞNG CỦA DANH TIẾNG CÔNG TY ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH KHÁCH HÀNG TẠI MOBIFONE THÀNH PHỐ HUẾ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/402 <p>Thị trường viễn thông di động Việt Nam đã bão hòa, đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp gìn giữ khách hàng trung thành. Dựa trên kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với 150 phần tử được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, kết quả chỉ ra rằng danh tiếng công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến lòng trung thành của khách hàng hệ số chuẩn hóa 0,352. Ngoài ra, danh tiếng công ty còn có tác động gián tiếp đến lòng trung thành của khách hàng qua yếu tố trung gian là chất lượng cảm nhận (hệ số 0,08), niềm tin (hệ số 0,02) và sự hài lòng (hệ số 0,2). Từ đó nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp về danh tiếng công ty, niềm tin, sự hài lòng, chất lượng cảm nhận nhằm gia tăng lòng trung thành của khách hàng.</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> Danh tiếng công ty; Chất lượng cảm nhận, niềm tin khách hàng; Sự hài lòng khách hàng; Lòng trung thành khách hàng.</p> Trần Ái Thi, Hoàng Việt Hạnh Nguyên, Tống Viết Bảo Hoàng, Lê Thị Phương Thảo, Lê Thị Phương Thanh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/402 Tue, 06 May 2025 00:00:00 +0700 ĐIỀU GÌ QUYẾT ĐỊNH LỢI ÍCH KÉP VỀ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TÔM HÙM LỒNG TRÊN BIỂN VIỆT NAM https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/474 <p>Nghiên cứu này phân tích sự đánh đổi kinh tế - môi trường của 353 hộ nuôi tôm hùm lồng trên biển Việt Nam, tập trung vào khả năng đồng thời giảm chi phí sản xuất và lượng dinh dưỡng tiêu thụ khi các hộ nuôi áp dụng các biện pháp sản xuất thân thiện với môi trường. Kết quả phân tích cho thấy, phần lớn các hộ nuôi có thể đạt được lợi ích kép về kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những hộ phải đối mặt với sự đánh đổi tiêu cực. Để xác định các yếu tố quyết định đến sự đánh đổi tích cực hay tiêu cực này, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy nhị phân với biến phụ thuộc có giá trị 0 nếu chi phí sản xuất tăng lên và 1 nếu chi phí sản xuất giảm xuống khi các hộ nuôi hướng đến cải thiện hiệu quả môi trường. Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố như tuổi của chủ hộ và nuôi tôm hùm xanh tác động tích cực đến xác suất đạt được sự đánh đổi tích cực, trong khi tần suất vệ sinh lồng nuôi quá cao và khoảng cách xa tới nguồn ô nhiễm lại có tác động ngược lại. Từ đó, nghiên cứu đề xuất rằng các chính sách và chương trình hỗ trợ nên ưu tiên vào các thực hành quản lý hiệu quả, đặc biệt là tối ưu hóa thức ăn và vệ sinh lồng nuôi, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm hùm tại Việt Nam.</p> <p><strong>Từ khóa: </strong>Đánh đổi kinh tế - môi trường; Lợi ích kép; Tôm hùm lồng; Yếu tố ảnh hưởng</p> Tôn Nữ Hải Âu Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/474 Fri, 27 Jun 2025 00:00:00 +0700 ỨNG DỤNG BPMN VÀ MÔ PHỎNG ĐỂ CẢI TIẾN QUY TRÌNH CHO VAY CÁ NHÂN: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI AGRIBANK PHÚ VANG https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/434 <p>Nghiên cứu này tích hợp Mô hình hóa Quy trình Nghiệp vụ (BPMN) và mô phỏng để phân tích và tối ưu hóa quy trình cho vay cá nhân tại Agribank Phú Vang. Mục tiêu là thiết kế và đánh giá phương án số hóa, nhằm nâng cao hiệu suất, giảm rủi ro và tăng sự hài lòng của khách hàng. Quy trình hiện tại được mô hình hóa bằng BPMN 2.0, sau đó phát triển kịch bản “Số hóa quy trình”. Phần mềm BIMP được sử dụng để mô phỏng và phân tích định lượng, kết quả cho thấy kịch bản số hóa cải thiện đáng kể hiệu suất. Phân tích độ nhạy cũng được thực hiện để đánh giá khả năng thích ứng với biến động thị trường. Nghiên cứu đề xuất Agribank Phú Vang triển khai số hóa và chuẩn bị cho biến động thị trường, đồng thời cung cấp bằng chứng thực nghiệm về hiệu quả của việc kết hợp BPMN và mô phỏng trong tối ưu hóa quy trình ngân hàng..</p> <p><strong>Từ khóa:</strong> BPMN; Mô phỏng; Agribank; Cải tiến quy trình; Fintech.</p> Hà Ngọc Long, Trương Thanh Bình, Trương Tấn Quân, Đỗ Sông Hương Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/434 Fri, 27 Jun 2025 00:00:00 +0700 PHÂN TÍCH TRẮC LƯỢNG THƯ MỤC VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/417 <p>Các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch (NLCTĐĐDL), điều này phản ánh tầm quan trọng của chủ đề này trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các điểm đến du lịch. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để đánh giá xu hướng nghiên cứu NLCTĐĐDL, với dữ liệu được thu thập từ các tài liệu khoa học trên các cơ sở dữ liệu Scopus. Sau quá trình lọc dữ liệu, tổng cộng có 491 tài liệu liên quan đã được phân tích bằng phần mềm VOSviewer kết hợp với Citespace để phân tích từ khóa, trích dẫn, và xu hướng. Kết quả cho thấy có 5 cụm chính với các nội dung chi tiết như: năng lực cạnh tranh (NLCT) điểm đến; đặc trưng NLCT; phát triển bền vững; hình ảnh điểm đến; và lợi thế cạnh tranh. Những cụm này phản ánh các trọng tâm nghiên cứu chính, góp phần làm rõ các động lực phát triển và định hướng chiến lược cho NLCTĐĐDL.</p> <p><strong>Từ khoá: </strong>Điểm đến du lịch; Năng lực cạnh tranh; Trắc lượng thư mục.</p> Trần Thị Hồng Trinh Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/417 Tue, 06 May 2025 00:00:00 +0700