##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Với điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, tỉnh Quảng Trị có nhiều lợi thế để phát triển cây hồ tiêu. Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu luôn gặp phải nhiều khó khăn như năng suất không ổn định, tình hình thời tiết và sâu bệnh phức tạp, gây ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất hồ tiêu thông qua điều tra 46 hộ dân trên địa bàn xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Các hộ điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Kết quả cho thấy: năng suất hồ tiêu biến động theo độ tuổi vườn cây. Từ năm 7 đến năm 17, cây hồ tiêu cho năng suất cao nhất và năng suất bắt đầu giảm dần từ năm 18. Với kết quả phân tích hoạt động sản xuất hồ tiêu trong các trường hợp suất chiết khấu r = 15%/ năm, r = 10%/ năm và r = 8,4%/ năm, các chỉ tiêu đều đạt được kết quả cao. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là 14,13 triệu đồng/sào, chỉ số BCR là 1,33 lần, hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) là 20,13% khi r =10%/ năm. Điều này cho thấy, người dân đã quyết định đúng đắn khi đầu tư vào cây hồ tiêu, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ cây trồng này.


Từ khóa: Hiệu quả kinh tế; Hồ tiêu; Tỉnh Quảng Trị.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Trần Huỳnh Quang Minh, & Trần Huỳnh Bảo Châu. (2021). HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAM NGHĨA, HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ. Tạp Chí Khoa học Quản Lý Và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế, (18). Truy vấn từ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/47
Chuyên mục
Các bài báo