##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Nuôi tôm là hoạt động cần chi phí đầu tư ban đầu và chi phí nuôi lớn vì vậy hầu hết các hộ nuôi đều đang trong tình trạng vay vốn, nghiên cứu này nhằm xác định các tình trạng vay và ảnh hưởng của vay vốn đến hoạt động nuôi tôm. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 60 hộ nuôi tại 3 thôn ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thôn Hải Phú đầu tư ban đầu xây dựng ao thấp nhưng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn các thôn khác. Năm 2020 là năm các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng không bị dịch bệnh và thiên tai nên hầu hết các hộ đều đạt được hiệu quả kinh tế. 35% số hộ vay vốn ngân hàng với số vốn vay bình quân hộ là 202,38 triệu đồng và khoảng 13,3% số hộ vay mượn từ người thân và bạn bè và một số hộ khác được tài trợ từ người thân ở nước ngoài. Ngoài vay vốn từ ngân hàng và từ người thân, bạn bè, các hộ mua thức ăn trả sau. Chỉ 6,67% hộ nuôi tiếp cận được đại lý cấp 1, còn lại tiếp cận đại lý cấp 2. Vì hạn chế vốn nên tất cả các hộ đều sử dụng tín dụng thương mại - mua hàng trả sau. Giá trả sau cao hơn giá trả ngay khoảng 15%. Giả định hộ nuôi tiếp cận vốn ngân hàng để trả ngay tiền mua thức ăn/thuốc thì hiệu quả nuôi tôm của phương thức trả ngay cao hơn so với phương thức trả sau đối với đại lý cấp 2 và cấp 1 lần lượt là 46,34 triệu đồng/ha và 40,20 triệu đồng/ha.
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng; Tín dụng; Ngân hàng; Đại lý; Hiệu quả nuôi.