##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở phân tích trường hợp điển hình về sản phẩm OCOP tinh dầu tràm của cơ sở Trường Hải. Năm 2020, sản phẩm tinh dầu tràm Trường Hải được công nhận là 1 trong 17 sản phẩm OCOP cấp tỉnh 3 sao và là 1 trong 2 sản phẩm thảo dược được cấp chứng nhận của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợi ích mà chương trình OCOP đã mang lại là: Sản phẩm được hỗ trợ đánh giá và kiểm định chất lượng, có đăng ký thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý, từ đó đảm bảo tâm lý yên tâm cho khách hàng, phù hợp với nguyện vọng và lý do ban đầu khi tham gia OCOP của chủ thể. Cơ sở Trường Hải cũng đã có thêm cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm được giới thiệu và trưng bày tại gian hàng của sở công thương Thừa Thiên Huế, tại các hội chợ giành riêng cho khu vực OCOP và sàn giao dịch thương mại điện tử. Sản phẩm sau khi có chứng nhận OCOP đã gia tăng giá trị, bước đầu góp phần giúp cơ sở tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Tuy nhiên, chủ cơ sở còn gặp khó khăn về vốn, đất đai để chủ động vùng nguyên liệu tại địa phương, mở rộng quy mô, tăng đầu tư và hướng đến chiến lược nâng hạng sao OCOP. Vì vậy, nguyện vọng của chủ thể rất cần được hỗ trợ vốn, nâng cao năng lực để có thể triển khai kế hoạch kinh doanh, phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP ở giai đoạn tiếp theo.


Từ khóa: OCOP dầu tràm Trường Hải; Lợi ích của OCOP; Cơ sở sản xuất Trường Hải, Dầu tràm Trường Hải.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Trần Đoàn Thanh Thanh, Nguyễn Quang Phục, & Nguyễn Thiện Tâm. (2023). LỢI ÍCH TỪ CHƯƠNG TRÌNH OCOP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SẢN PHẨM TINH DẦU TRÀM TRƯỜNG HẢI, XÃ LỘC THỦY, HUYỆN PHÚ LỘC. Tạp Chí Khoa học Quản Lý Và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế, (25). Truy vấn từ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/188
Chuyên mục
Các bài báo