##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích SWOT kết hợp với thang đo Likert để thu thập ý kiến của chuyên gia và các bên liên quan. Mục tiêu là phân tích và lượng hóa về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong thực trạng sản xuất lúa hữu cơ tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảo đảm đầu ra ổn định được xác định là điểm mạnh quan trọng nhất trong sản xuất lúa hữu cơ, theo đánh giá từ phía các chuyên gia với điểm số bình quân là 3,69. Liên kết trong tiêu thụ lúa hữu cơ giúp bảo vệ quyền lợi cho nông dân trước tác động của biến động thị trường như tình trạng thương lái ép giá hay được mùa mất giá. Đối với điểm yếu, các chuyên gia nhất trí rằng vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa hữu cơ là quản lý cỏ dại, được đánh giá với điểm số trung bình là 4,23. Với điểm số là 4,0, hoạt động của các công ty sản xuất và chế biến nông sản hữu cơ như Quế Lâm và Huế Việt được đánh giá đem đến cơ hội lớn để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển sản xuất lúa hữu cơ tại Tỉnh. Thách thức lớn nhất theo đánh giá của các chuyên gia là “Thiếu thông tin thị trường về lúa hữu cơ (giá cả, người bán, nhãn hiệu)” với điểm trung bình là 4,0. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, một số gợi ý về giải pháp để phát triển sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được đề xuất.


Từ khóa: SWOT; Lúa hữu cơ; Thừa Thiên Huế; Thang đo Likert.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Trần Hồng Hiếu, & Tôn Nữ Hải Âu. (2024). PHÂN TÍCH SWOT VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Quản Lý Và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế, (28). Truy vấn từ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/272
Chuyên mục
Các bài báo