##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Bài viết này tìm hiểu khung khổ phát triển dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) và vận dụng, phân tích, đề xuất cải thiện DVCTT tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Nghiên cứu dựa vào số liệu của Báo cáo về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Việt Nam, áp dụng nghiên cứu tại bàn (Moore, N, 2006) trong phân tích DVCTT các địa phương. Lào Cai là tỉnh mạnh nhất về DVCTT và mạnh nhất ở mức độ 4, công dân có thể hoàn toàn xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, nhận kết quả và thanh toán phí dịch vụ trực tuyến. Sơn La và Cao Bằng là hai tỉnh yếu nhất về DVCTT, yếu cả 4 mức độ. DVCTT chưa bao hàm khía cạnh “chăm sóc khách hàng” như quản lý quan hệ công dân, giải quyết khiếu nại về dịch vụ công trên môi trường mạng. Bài viết đề xuất 4 hàm ý chính sách về phát triển DVCTT tại các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, nhằm góp phần cải thiện chỉ số ICT tại các địa phương này.


Từ khóa: Dịch vụ công; Dịch vụ công trực tuyến; Chính phủ điện tử; Ứng dụng công nghệ thông tin.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Thị Lệ Thúy. (2025). DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TỈNH TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH. Tạp Chí Khoa học Quản Lý Và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế, (33). Truy vấn từ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/421
Chuyên mục
Các bài báo