##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích cận biên ngẫu nhiên (stochastic frontier analysis - SFA) để ước lượng hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu được thu thập từ điều tra ngẫu nhiên 60 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở 4 xã thuộc huyện Phong Điền của vụ nuôi chính năm 2021. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng chịu tác động mạnh nhất từ lượng thức ăn, tiếp theo là lượng giống và chi phí cho điện, nhiên liệu trong khi công lao động lại có tác động ngược chiều. Mức hiệu quả kỹ thuật bình quân của các hộ đạt 85,4%, có nghĩa là hộ nuôi vẫn có thể tăng mức hiệu quả kỹ thuật lên để tăng sản lượng đầu ra với mức đầu vào và công nghệ hiện tại. Mức hiệu quả kỹ thuật này bị tác động chủ yếu bởi phương pháp nuôi và kích thước ao nuôi và dịch bệnh trong khi các đặc điểm của chủ hộ không giải thích được sự biến thiên về hiệu quả kỹ thuật. Nâng cao nhận thức và hỗ trợ người dân trong áp dụng phương pháp nuôi theo giai đoạn, ao nuôi kích cỡ nhỏ cũng như đầu tư vào hệ thống ao lắng, xả có thể giúp các hộ nâng cao năng suất.


Từ khoá: Hiệu quả kỹ thuật, tôm thẻ chân trắng, Phong Điền, hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Trần Hạnh Lợi. (2023). HIỆU QUẢ KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Quản Lý Và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế, (24). Truy vấn từ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/178
Chuyên mục
Các bài báo