##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hiệu ứng cố định (FEM), mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và mô hình sai số chuẩn hiệu chỉnh (PCSE) để kiểm tra ảnh hưởng tương tác giữa khả năng thanh khoản với lạm phát lên sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng thương mại, đo lường bằng Z-score. Bộ dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại và dữ liệu kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020. Khi lạm phát cao, việc duy trì số lượng lớn tài sản có khả năng sinh lời kém có thể làm giảm sự ổn định trong hoạt động do sự mất giá của tiền tệ và do đánh mất nguồn thu nhập sinh lợi có thể có. Ảnh hưởng của lạm phát vẫn có thể tích cực trong trường hợp khả năng thanh khoản ở mức thấp. Ngược lại, duy trì khả năng thanh khoản cao lại có thể làm trầm trọng hơn ảnh hưởng của lạm phát. Kết quả nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp quan trọng cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại.


Từ khóa: khả năng thanh khoản, lạm phát, ngân hàng thương mại, Z-score

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Lê Thông Tiến. (2023). ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC GIỮA LẠM PHÁT VÀ THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Quản Lý Và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế, (23). Truy vấn từ https://tapchi.hce.edu.vn/index.php/sjme/article/view/144
Chuyên mục
Các bài báo